Nhan sắc gây chú ý của con gái Lý Hải
Không chỉ tăng mạnh hình phạt với người điều khiển ô tô; để tăng tính răn đe, cải thiện an toàn giao thông, Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168) cũng điều chỉnh, tăng nặng mức phạt đối với các hành vi vi phạm của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy từ 1.1.2025.Trong đó, đáng chú ý một số lỗi phổ biến áp dụng mức phạt tiền lên đến cả chục triệu đồng.Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông là hành vi được đánh giá rất nguy hiểm nhưng rất nhiều người điều khiển xe máy tham gia giao thông thường xuyên vi phạm. Để hạn chế lỗi này, Nghị định 168 quy định, đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy vi phạm từ ngày 1.1.2025 bị phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng và bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe. Trường hợp vi phạm lỗi này gây tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện bị phạt từ 10 – 14 triệu đồng.Trước đây, Nghị định 100/2019/NĐ-CP (bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định mức phạt với hành vi này từ 600.000 – 1.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển "Cấm đi ngược chiều" cũng là lỗi vi phạm xảy ra rất phổ biến hiện nay. Nghị định mới quy định, hành vi này bị phạt tiền từ 4 – 6 triệu đồng, trừ 2 điểm giấy phép lái xe. Trường hợp vi phạm lỗi này gây tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện bị phạt từ 10 – 14 triệu đồng.Trước đây, Nghị định 100/2019/NĐ-CP (bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định mức phạt với hành vi này chỉ từ 1 – 2 triệu đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.Một lỗi khác người điều khiển xe máy cũng bị xử phạt nặng từ năm 2025 là lái xe đi vào đường cao tốc. Cụ thể, Nghị định 168 quy định, người điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc bị phạt tiền từ 4 – 6 triệu đồng; trừ 6 điểm giấy phép lái xe. Trường hợp vi phạm lỗi này gây tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện bị phạt từ 10 – 14 triệu đồng.Trước đây, Nghị định 100/2019/NĐ-CP (bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định mức phạt với hành vi này chỉ từ 2 – 3 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3 – 5 tháng. Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm dẫn đến tai nạn giao thông, mức phạt chỉ từ 4 – 5 triệu đồng.Tương tự ô tô, mức phạt với người điều khiển xe mô tô, xe máy tham gia giao thông sử dụng rượu, bia cũng tăng mạnh từ ngày 1.1.2025. Trong đó, đáng chú ý, mức phạt tiền "kịch khung" áp dụng cho lỗi này lên đến 10 triệu đồng.Cụ thể, Điểm d Khoản 9 Điều 7 Nghị định 168 quy định, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy hoặc các phương tiện tương tự lưu thông trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở bị phạt từ 8 – 10 triệu đồng (trước đây chỉ từ 6 – 8 triệu đồng). Mức phạt tương tự nếu người lái xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Đặc biệt, với cả hai lỗi kể trên, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.Ngoài ra, các mức phạt khác cho lỗi điều khiển xe khi trong máu có nồng độ cồn cũng điều chỉnh tăng so với trước đây. Trường hợp điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở, phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng, trừ 4 điểm giấy phép lái xe. Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở phạt từ 6 – 8 triệu đồng, trừ 10 điểm giấy phép lái xe.Chủ xe mô tô, xe gắn máy cũng cần lưu ý khi giao xe cho người khác điều khiển. Bởi mức phạt áp dụng với hành vi "giao xe hoặc để phương tiện cho người không đủ điều kiện điều khiển" từ năm 2025 rất cao.Cụ thể, Khoản 10 Điều 32 Nghị định 168 nêu: Phạt tiền từ 8 – 10 triệu đồng đối với cá nhân, từ 16 – 20 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện hành vi vi phạm giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có giấy phép lái xe nhưng đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng).Quán xá ế ẩm, phải 'bán đổ bán tháo' đồ đạc, gấp rút trả mặt bằng, vì...
Những năm đầu 80 của thế kỷ trước, ở quê tôi, một vùng thuần nông tại Nghệ An, gần như nhà nào cũng thiếu ăn quanh năm. Những bữa ăn chỉ toàn cơm độn khoai lang, mì hạt kèm với rau má, củ chuối luộc đã ám ảnh đám trẻ lên 6 - 7 tuổi như tôi. Và chúng tôi chỉ mong tết đến. Tết có bánh chưng, có thịt, có cơm trắng, áo mới… dù nó đến và đi rất nhanh. Tết Nguyên đán ở quê tôi bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp bằng lễ cúng ông Táo. Ở thời buổi đói kém ấy, nghi thức cúng lễ rất đơn giản, chủ yếu là đồ chay, rất ít nhà cúng mặn và chúng tôi, những đứa trẻ háu ăn cũng chẳng được thụ lộc đáng kể. Tết chỉ thực sự chạm ngõ mọi nhà từ ngày 27 tháng chạp. Buổi sáng hôm đó, tiếng lợn eng éc từ làng trên, xóm dưới rộn lên, nghe thật náo nhiệt. Đây là thời điểm các hợp tác xã nông nghiệp mổ lợn để chia thịt cho các xã viên ăn tết. Những năm 1980, cha tôi còn trong quân ngũ, mẹ tôi, tôi và đứa em được nhận thịt ăn tết. Chúng tôi vây quanh sân kho hợp tác xã xem người lớn mổ lợn. Trong không khí đầy niềm vui và sự háo hức, chúng tôi hồi hộp chờ đợi giây phút được chia thịt mang về. Những mảng thịt được xẻ ra, chia nhỏ, để trên những chiếc nong bằng tre. Một người cầm quyển sổ, đọc danh sách xã viên để 4 - 5 người khác cân thịt. Những phần thịt có cả xương được xâu vào sợi lạt nứa. Mỗi khẩu được 2 lạng thịt (200 gram). Nhà tôi 3 khẩu nên được 6 lạng, kèm theo mấy miếng lòng đã luộc. Nhận khẩu phần của gia đình, tôi háo hức cầm xâu thịt mang về, vừa đi vừa chạy, lòng đầy hân hoan.Mẹ tôi chia mấy miếng lòng cho hai anh em tôi ăn trước. Lòng đã nguội ngắt nhưng vẫn ngon vô cùng. Phần thịt lợn, mẹ tôi tách mỡ, đem vùi vào cái bồ đựng muối ở xó bếp để dành chiên lấy mỡ xào rau. Thịt nạc, mẹ tôi kho mặn. Niêu thịt kho nhỏ bé không đủ ăn trong những ngày tết nhưng vị ngon của nó vẫn theo tôi đến bây giờ.Chợ Vẹo ở xã bên, cách làng tôi vài cây số, họp vào các ngày chẵn. 28 tháng chạp hằng năm, chợ này đông vui nhất vì đó là phiên chính của chợ tết. Mẹ tôi bưng cái mủng đan bằng tre, đội nón, dắt em tôi đi chợ. Tôi nhảy chân sáo theo sau. Mưa xuân lất phất, con đường làng lép nhép bùn đất. Chợ tết nhộn nhịp người mua kẻ bán, rất vui. Mẹ tôi thường mua áo quần cho anh em tôi, rồi mua trầu, cau, một ít cam, cá biển và 1 cân thịt nữa. Mẹ nói có khó đến mấy thì tết cũng phải sắm cho được mấy thứ này. Mẹ tôi đội mủng về, cái tết ùa vào nhà.Sáng mùng 1, mẹ chuẩn bị cau, trầu, cam để chúng tôi đi chúc tết. Mẹ đi trước, tôi và đứa em líu ríu theo sau. Chúng tôi đến nhà người thân trong làng và họ hàng ở làng khác. Với những người lớn tuổi, mẹ tôi mang lễ thường là 3 - 5 quả cau hoặc 1 quả cam làm quà chúc tết. Mẹ đặt lễ ở bàn, lễ phép thưa: "Hôm nay mùng 1 tết, mẹ con chúng con có quả cau đến mừng tuổi ông, bà…". Tôi được mẹ dạy câu chúc tết này và khi lên lớp 1 thì tôi thay mẹ nói lời chúc và được người lớn khen, cho kẹo nên rất sướng. Chúc tết ở quê tôi gọi là mừng tuổi, ý là mừng cho tuổi mới. Đi mừng tuổi, tôi cũng được mừng tuổi, vui nhất khi đó là nhận tiền xu để đánh đáo; được ăn bánh chưng, kẹo bi; những thứ mà khi hết tết, chúng tôi nằm mơ cũng khó thấy. Ở quê tôi, từ xa xưa và đến giờ vẫn thế, trong những ngày tết, mọi người trong làng đều đến nhà nhau mừng năm mới. Ngày trước, quà chỉ là dăm ba quả cau để người lớn ăn trầu hoặc một vài quả cam, nay là một gói bánh. Nhưng việc quà tết nay đã được tinh gọn dần và chủ yếu là đến nhà chơi, chúc tết gia đình, uống nước, trò chuyện. Không ai buộc ai phải đến nhà chúc tết nhưng đã thành phong tục, không đi cứ cảm giác như có lỗi với người khác. Phong tục mừng tuổi giúp mọi người trong làng, trong xã thêm đoàn kết, chia sẻ với nhau. Đến mừng tuổi những người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau bệnh tật, trẻ con thường mang bánh còn người lớn thường mang theo ít tiền để thăm hỏi. Quê tôi có ông Thời, hồi đó nhà nghèo nhưng ông sống rất tình nghĩa. Tết nào ông cũng đi mừng tuổi khắp xã, bất kể có quan hệ họ hàng hay không. Ông Thời thường mang theo mấy quả cam, bỏ trong cái túi cước. Vào nhà nào, ông đều mang ra 1 quả, bảo: "Tết không có gì, chỉ có quả cam, tôi đến mừng tuổi cho gia đình năm mới bình an, làm ăn may mắn". Nhà nào cũng vậy, ông Thời chỉ ngồi chừng vài phút, hỏi han chuyện trò ít câu vui vẻ rồi chào đi. Mọi người trong xã đều quý ông, nhận lời chúc, xin trả lại cam cho ông. Ông Thời cười, nói: "Ông bà cho thì tôi xin lại, chúc ông bà năm mới vạn sự như ý". Xưa và nay vẫn thế, cứ sáng sớm mùng 1, ở quê tôi, con cháu kéo đến nhà ông bà, cha mẹ để chúc tết, trước khi đi mừng tuổi những người thân khác. Tiếng cười đùa huyên náo. Các nhà thờ họ rộn ràng tiếng trống tế. Cây nêu dựng khắp ngõ ngách trong làng. Những cô gái xúng xính gánh mâm cỗ đến nhà thờ để cúng tổ tiên. Ngày thường, ở làng chỉ còn phụ nữ và người già, thanh niên và trung niên ra Bắc, vào Nam, xuất ngoại lao động, nhưng cứ đến ngày tết làng lại đông vui, nhộn nhịp. Tết là dịp đoàn tụ khiến những người xa quê đều muốn về với gia đình, người thân. Ở nhà, những người bố, người mẹ già chỉ mong tết đến để con cháu trở về sum họp. Rời làng ngót 30 năm, nhiều người già tôi từng đến nhà mừng tuổi vào ngày tết năm xưa đã thành người thiên cổ, nhưng sự gắn kết từ tục mừng tuổi đã giúp tôi nhớ như in các mối quan hệ họ hàng, dù đã cách nhau nhiều đời. Tết vẫn thế, vẫn mang lại nhiều giá trị tinh thần khiến ai xa quê cũng phải nhớ, phải đau đáu tìm về.
Cao Thiên Trang khuấy động sàn diễn thời trang khi trở lại catwalk
Mấy ngày gần đây, thông tin về việc một công ty than tại Quảng Ninh mua 5 tấn cá song để tặng công nhân ăn tết khiến cư dân mạng xôn xao.Cách đây vài ngày, Công ty Tuyển than Hòn Gai (Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam) tổ chức phát cá song cho người lao động. Mỗi con cá song tươi nặng khoảng 4 kg được doanh nghiệp mua từ bè nuôi ngoài vịnh Hạ Long rồi vận chuyển vào phát cho công nhân.Đại diện Công ty Tuyển than Hòn Gai cho biết, hoạt động này diễn ra từ nhiều năm nay và được người lao động trong đơn vị hưởng ứng.Anh Nguyễn Hoàng Long (công nhân Công ty Tuyển than Hòn Gai) cho biết: "Ngoài thưởng tết gần 20 triệu đồng, tháng lương thứ 13, cùng các khoản khác, chúng tôi rất vui khi được đơn vị quan tâm, tặng cho cá song để về quê ăn tết. Đây cũng là phần nào hương vị biển Quảng Ninh để mọi người ở nhà cùng biết đến".Để phục vụ người lao động nhận cá thuận lợi, Công ty Tuyển than Hòn Gai cũng bố trí các trạm cân ở bờ để mọi người có thể tự cân. Theo quy định, những ai nhận cá dưới 4 kg sẽ được đổi lại con lớn hơn. Tại đây, cũng có dịch vụ mổ cá thuê sạch sẽ với giá 50.000 đồng/con.Cá song là loại hải sản nổi tiếng tại Quảng Ninh được nuôi bán tự nhiên ở vùng biển Hạ Long, Vân Đồn, Cẩm Phả (vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, Quảng Ninh). Hiện nay, tại một số chợ truyền thống ở Quảng Ninh, loại cá này có giá khoảng 250.000 đồng - 600.000 đồng/kg tùy loại.
Sáng mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trong tiết thời se lạnh, Đà Nẵng đón những vị khách đầu tiên của năm mới theo cách không thể ấm áp hơn. Hơn 800 du khách Mỹ trên du thuyền Crystal Symphony vừa đặt chân lên bến cảng đã được chào đón bằng những màn múa lân rộn ràng và những món quà nhỏ mang đậm hồn Việt: nón lá, hoa tươi và cả những lời chúc năm mới may mắn. Lãnh đạo Sở Du lịch, Trung tâm Xúc tiến du lịch, Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu Cảng Đà Nẵng cùng tặng hoa, nón lá truyền thống cùng quà lưu niệm cho du khách xông đất.Tàu Crystal Symphony xuất phát từ Singapore ngày 18.1, đã đi qua các nước Thái Lan, Campuchia trước khi đến Việt Nam. Tại TP.Đà Nẵng, du khách tham quan những điểm đến nổi tiếng như chùa Linh Ứng (bán đảo Sơn Trà), Bảo tàng điêu khắc Chăm, bãi biển Mỹ Khê, tham quan đường hoa, vườn hoa xuân cùng các hoạt động vui chơi giải trí, tái hiện tết cổ truyền,…Và năm 2025 hứa hẹn còn bùng nổ hơn nữa, khi dự kiến Cảng Tiên Sa sẽ đón 77 lượt tàu, với hơn 121.000 hành khách quốc tế, riêng quý I đã có hơn 41.000 khách. Một năm mới đã mở ra với những tín hiệu đầy lạc quan cho du lịch Đà Nẵng.Những vị khách đầu tiên của năm đã đến với những nụ cười mãn nguyện, và chắc chắn họ sẽ còn quay lại. Bởi Đà Nẵng, với sông Hàn, những cây cầu và bầu không khí thân thiện, luôn có cách khiến người ta muốn trải nghiệm thêm. Lãnh đạo Sở Du lịch, Trung tâm Xúc tiến du lịch, Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu Cảng Đà Nẵng cùng tặng hoa, nón lá truyền thống cùng quà lưu niệm cho du khách xông đất.Theo Sở Du lịch, tàu Crystal Symphony xuất phát từ Singapore ngày 18.1, đã đi qua các nước Thái Lan, Campuchia trước khi đến Việt Nam. Tại TP.Đà Nẵng, du khách tham quan những điểm đến nổi tiếng như chùa Linh Ứng (bán đảo Sơn Trà), Bảo tàng điêu khắc Chăm, bãi biển Mỹ Khê, tham quan đường hoa, vườn hoa xuân cùng các hoạt động vui chơi giải trí, tái hiện tết cổ truyền…
Cách đăng ký khai sinh trực tuyến
Giữa tháng 1.2025, không khí tuần lễ "hương vị tết Việt", "ngày hội công nhân - phiên chợ nghĩa tình" ở công viên bờ sông Sài Gòn (phường Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức, TP.HCM) rất rộn ràng dù các mặt hàng có phần đơn giản. Chương trình do Liên đoàn Lao động TP.HCM phối hợp UBND thành phố Thủ Đức tổ chức. Tại đây, 9.500 đoàn viên, người lao động cùng mua sắm những mặt hàng gia dụng với phiếu mua hàng trị giá 1 triệu đồng.Dù không có khoản thưởng tết như mong đợi, nhưng những công nhân vẫn mỉm cười khi nhận phiếu mua hàng trị giá 1 triệu đồng tại phiên chợ. Trong ánh mắt họ, ẩn chứa niềm vui và sự trân trọng.